1. Chi phí xây nhà bằng thép tiền chế
1.1 Chi phí trực tiếp khi xây dựng nhà thép tiền chế bao gồm:
- Chi phí vật tư xây dựng:
- Chi phí thép (mua và gia công kết cấu thép).
- Chi phí mua vật liệu xây dựng (xi, cát, đá…).
- Chi phí hoàn thiện (cửa sổ, cửa đi…).
- Chi phí nhân công:
- Nhân công gia công cấu kiện thép, khung vì kèo.
- Nhân công lắp dựng nhà thép.
- Nhân công xây dựng phần hoàn thiện.
- Chi phí máy thi công:
- Máy lắp dựng kết cấu thép.
- Máy đào, san lấp, lu lèn
1.2 Đơn giá thiết kế Nhà tiền chế, nhà xưởng, nhà kho
- Đơn giá thiết kế nhà xưởng: 1,5% đến 2,5% gía trị công trình. Hoàng Vũ miễn phí thiết kế nếu là đơn vị thi công
1.3 Giá thi công nhà thép tiền chế đối với từng loại công trình:
- Nhà xưởng tiền chế, nhà kho, nhà để xe diện tích dưới 1500m2, cao độ dưới 7,5m, cột thép, vì kèo thép, xây tường cao dưới 1,5m, lợp tole đơn giá từ 1,1 triệu đồng đến 1,4 triệu đồng trên 1m2.
- Công trình thép tiền chế khẩu độ lớn đơn giá từ 1,5 triệu đồng đến 2,3 triệu đồng trên 1m2.
- Đối với công trình nhà tiền chế bê tông cốt thép (2 đến 3 tầng trở lên) đơn giá từ 2,3 triệu đồng đến 2,7 triệu đồng trên 1m2.
2. Ưu điểm của nhà khung thép tiền chế
2.1 Chi phí thấp
Khi xây dựng bất cứ ngôi nhà nào cũng vậy, một trong những vấn đề mà chủ đầu tư quan tâm nhất chính là khoản chi phí mà mình có thể chấp nhận được để xây được một ngôi nhà đúng như mong muốn của bản thân. Chi phí càng thấp thì càng có lợi. Tiết kiệm nhân lực, thời gian thi công, đồng thời tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp cho giảm giá thành xây nhà tiền chế đáng kể. Theo nghiên cứu, với nhà lắp ghép vật liệu nhẹ, bạn có thể tiết kiệm được 30% chi phí xây dựng so với nhà bê tông cốt thép truyền thống.
2.2 Thiết kế linh hoạt
Tất cả các vật liệu, các cấu kiện sẽ được gia công sẵn tại nhà máy và di chuyển tới địa điểm xây dựng, các cấu kiện sẽ được lắp ghép với nhau theo thiết kế đã có. Không chỉ linh hoạt trong thi công, lắp ghép, nhà thép tiền chế còn phù hợp với việc mở rộng, tạo ra những không gian mới cho ngôi nhà. Khác với nhà bê tông cốt thép, với nhà tiền chế thì công trình được kết nối từ các bu-lông nên khi chuyển đi nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể di chuyển các cấu kiện nhà đến nơi khác và tái sử dụng.
2.3 Thời gian thi công nhanh
Với những ngôi nhà quy mô nhỏ nhưng đòi hỏi tiến độ thi công phải nhanh chóng, hiệu quả nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí thì việc sử dụng khung thép tiền chế có thể đáp ứng được điều này. Một ngôi nhà tiền chế nhỏ có thể được hoàn thành chỉ trong khoảng một vài tuần, thậm chí một vài ngày, trong khi xây dựng nhà gỗ hay nhà bê tông có thể mất đến vài tháng hoặc cả năm trời.
2.4 Kết cấu gọn nhẹ
Lợi thế của nhà khung thép là không chiếm quá nhiều không gian. Các phòng trong nhà khi đó sẽ trở nên thoáng mát, phù hợp với những người yêu thích phong cách sống hòa mình với thiên nhiên.
2.5 Độ bền cao
Nhà thép tiền chế chịu được mọi điều kiện thời tiết dù khắc nghiệt nhất như mưa, bão, thậm chí cả động đất. Ngoài ra, vật liệu thép được mạ kẽm chống gỉ nên sức mạnh của công trình càng được gia tăng đáng kể.
2.6 Thân thiện với môi trường
Trong quá trình xây dựng nhà truyền thống, các vật liệu phụ thường bị lãng phí. Tuy nhiên, nhà lắp ghép thì khác, các cấu kiện nhà được sản xuất trong nhà máy nên mọi vật liệu phụ đều được tận dụng, tái chế lại, từ đó giảm thiểu đáng kể lượng rác thải xây dựng. Đây được coi là cải tiến lớn trong việc bảo vệ môi trường. Hơn nữa, các vật liệu sử dụng cho nhà tiền chế có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt, từ đó giúp tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng.
3. Nhược điểm của nhà thép tiền chế
3.1 Khả năng chịu lửa kém
Dù thép không cháy nhưng ở nhiệt độ 500-600 độ C, nó sẽ bắt đầu biến dạng, làm mất đi khả năng chịu lực khiến kết cấu dễ dàng sụp đổ.
3.2 Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nóng ẩm
Với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là những khu vực mà môi trường bị xâm thực thì có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn thép làm hư hại công trình.
3.4 Độ bền tương đối
Mặc dù giải quyết khá nhiều hạn chế của nhà xây bằng bê tông cốt thép truyền thống như giảm chi phí, thời gian thi công và nhân lực, tải trọng công trình nhưng độ bền của nhà khung thép lại kém vững chắc hơn so với nhà bê tông.
3.4 Chi phí bảo dưỡng khá cao
Để đảm bảo độ bền cho nhà khung thép thì cần bảo dưỡng thường xuyên để tăng khả năng chống gỉ, khả năng chịu lửa, mà chi phí này tương đối cao. Đây cũng là trở ngại lớn hạn chế ứng dụng của kết cấu thép tiền chế trong các công trình nhà ở dân dụng.
May mắn là những nhược điểm trên đều đã được khắc phục nhờ công nghệ tiên tiến hiện nay. Đối với khung thép dễ ăn mòn, giải pháp khắc phục là tăng độ chống ăn mòn cho thép bằng cách mạ gang, mạ nhôm. Khả năng chịu lửa của thép sẽ gia tăng đáng kể khi được bọc lớp chịu lửa như tấm gốm, sơn chống lửa, bê tông. Bên cạnh đó, công trình nhà khung thép tiền chế cũng cần được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
4. Ứng dụng nhà khung thép tiền chế
4.1 Nhà khung thép ứng dụng vào công trình công nghiệp
Mọi công trình công nghiệp như: nhà xưởng, nhà kho, nhà máy lắp ráp, trang trại... đều đòi hỏi tính bền vững và kiên cố cao. Đa phần các mô hình này đều có quy mô lớn nên vấn đề tiết kiệm chi phí và an toàn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, nhà khung thép là lựa chọn thích hợp và đáp ứng đủ các yêu cầu cho những công trình này.
4.2 Nhà khung thép ứng dụng vào công trình dân dụng
Không riêng các công trình công nghiệp mà nhà ở dân dụng được áp dụng một cách rộng rãi. Nhờ có kết cấu khung thép nên ngôi nhà có kết cấu chắc chắn và thiết kế sang trọng, hiện đại hơn rất nhiều nhà cốt thép truyền thống. Ngoài ra, để giúp tiết kiệm năng lượng và tạo cảm giác không gian sống rộng rãi hơn ở các diện tích xây dựng nhỏ người ta thường sử dụng kính thay thế cho tường hoặc cửa ra vào.